Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
9 tháng 1 2019 lúc 4:41

HƯỚNG DẪN

a) Thuận lợi

- Vị trí địa lí: Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, nằm trên đường hàng hải quốc tế, có nhiều thuận lợi để phát triển giao thông hội nhập với khu vực và châu lục.

- Địa hình

+ Phía đông là đồng bằng nối liền nhau từ Bắc vào Nam tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ theo chiều bắc nam.

+ Có các thung lũng chạy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc nằm giữa các vòng cung Đông Bắc, tạo thuận lợi cho phát hiển giạo thông từ đồng bằng đi sâu vào các khu vực đồi núi.

- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi chằng chịt ở khắp lãnh thổ đất nước với nhiều cửa sông ra biển. Ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới sông ngòi phủ hầu khắp lãnh thổ, thuận lợi cho phát hiển giao thông đường sông.

- Biển

+ Vùng biển rộng, giáp với nhiều nước.

+ Đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió, thuận lợi cho xây dựng cảng.

+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Khí hậu: Nhiệt đói ẩm gió mùa thuận lợi cho phát triển giao thông quanh năm.

b) Khó khăn

- Địa hình có 3/4 là đồi núi, nhiều vùng hiểm trở, hướng núi chủ yếu là tây bắc - đông nam, gây khó khăn cho phát triển giao thông miền núi và theo chiều bắc nam.

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc làm tăng chi phí cho xây dựng hệ thống giao thông đường bộ (cầu, cống...).

- Sông ngòi có nhiều sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch.

- Thiên tai (bão, hạn hán...), các đợt gió mùa Đông Bắc mạnh... gây khó khăn cho giao thông, nhất là giao thông vận tải đường sông, biển...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 9 2018 lúc 12:08

HƯỚNG DẪN

- Tác động của địa hình đến loại hình giao thông, hướng các tuyến đường, chi phí xây dựng cầu đường... của giao thông đường bộ, đường sắt.

- Tác động của khí hậu đến thời gian hoạt động của các loại hình giao thông vận tải, đến chi phí xây dựng và bảo dưỡng mạng lưới giao thông.

- Tác động của mạng lưới sông ngòi đến giao thông đường sông và chi phí xây dựng cầu đường của mạng lưới đường bộ, đường sắt.

- Tác động của đường bờ biển và vùng biển đối với giao thông vận tải biển (cảng biển, mạng lưới giao thông đường biến).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 10 2018 lúc 4:15

HƯỚNG DẪN

- Các loại hình giao thông vận tải nước ta: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, đường ống; mỗi loại đường phát triển chịu sự tác động của một số loại điều kiện tự nhiên khác nhau.

- Vị trí địa lí

+ Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dượng, hệ thống đường bộ và đường sắt có điều kiện để gắn với hệ thống đường bộ châu Á.

+ Nằm kề đường hàng hải quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Bắc Á đến Ôxtrâylia, thuận lợi cho giao lưu quốc tế bằng đường biển.

+ Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, từ TP. Hồ Chí Minh có đường bay đến các nước trong khu vực Đông Nam Á gần như có độ dài tương đương nhau.

- Lãnh thổ: Nước ta kéo dài theo chiều bắc nam trên 15 độ vĩ tuyến, hẹp ngang, nên giao thông đường bộ và đường sắt nước ta kéo dài trên lãnh thổ, các tuyến đường dài nhất nước ta đều chạy theo hướng bắc nam.

- Địa hình

+ Đồi núi nước ta chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ và bị chia cắt dữ dội nên giao thông đường bộ và đường sắt phải chi phí nhiều trong khắc phục độ dốc và xây dựng nhiều cầu cống, các công trình phòng chống thiên tai (trượt đất, núi lở...). Đặc biệt, giao thông đường sắt khó phát triển ở các miền núi vốn có độ dốc lớn.

+ Hướng núi và các thung lũng sông hướng tây bắc - đông nam thuận lợi cho phát triển giao thông theo hướng tây bắc - đông nam hoặc tây - đông từ đồng bằng ven biển đi sâu vào vùng núi phía tây hoặc tây bắc.

+ Ven biển từ bắc vào nam là các đồng bằng thuận lợi cho phát triển giao thông đường bộ từ bắc vào nam. Tuy nhiên, do ở miền Trung có các dãy núi đâm ngang ra biển nên phải chi phí lớn để xây dựng hầm đường bộ và khắc phục độ dốc địa hình trong giao thông đường ô tô và đường sắt.

- Khí hậu

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho hoạt động giao thông trong suốt năm.

+ Tuy nhiên, do sự phân mùa nên gây khó khăn cho giao thông đường sông về cả mùa khô và mùa mưa bão.

+ Hằng năm, có nhiều cơn bão trên Biển Đông đổ bộ vào đất liền gây gián đoạn cho giao thông đường biển, đường sông và đường hàng không.

- Sông ngòi

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển giao thông đường sông.

+ Tuy nhiên, do diện tích đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ nên giao thông đường sông chỉ phát triển trên từng đoạn ngắn ở hạ lưu các sông.

+ Sông ngòi dày đặc (ở dọc ven biển miền Trung cứ 10 km gặp một cửa sông) nên chi phí xây dựng cầu cống cho giao thông đường bộ và đường sắt rất tốn kém.

- Biển

+ Nước ta có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, cửa sông, nhất là các vịnh biển sâu thuận lợi cho xây dựng các cảng biển, nhất là các cảng nước sâu.

+ Vùng biển nước ta rộng, tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước trên Biển Đông, thuận lợi cho mở các tuyến đường biển trong nước và đi đến các nước trong khu vực và thế giới.

Bình luận (0)
daotrongdat
Xem chi tiết
lạc lạc
17 tháng 12 2021 lúc 6:46

Nước ta có những loại hình giao thông vận tải là

Đường ô tôĐường sắtĐường sôngĐường biểnĐường hàng khôngĐường ống.
Bình luận (0)
long
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Tình hình phát triển:

+ Vận tải trên sông, hồ xuất hiện từ rất sớm dựa trên hệ thống sông, hồ tự nhiên và ngày càng thuận lợi nhờ các hoạt động cải tạo của con người.

+ Cải tạo cơ sở hạ tầng đường thủy, kết nối vận tải đường thủy và cảng biển công-te-nơ, ứng dụng công nghệ cao,… là xu hướng phát triển của ngành vận tải đường sông hồ trong tương lai.

- Sự phân bố:

+ Các quốc gia phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông, hồ là Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Ca-na-đa.

+ Các hệ thống sông, hồ có tiềm năng lớn về giao thông là Đa-nuýp, Rai-nơ, Von-ga,… (châu Âu); Mê Kông, Dương Tử,.. (châu Á), Mi-xi-xi-pi và Ngũ Hồ (châu Mỹ).

Bình luận (0)
tường vy
Xem chi tiết
Thư Phan
2 tháng 12 2021 lúc 21:00

Tham khảo: Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.

Bình luận (0)
Hquynh
2 tháng 12 2021 lúc 21:00

Tham KHảo ( hơi mù mắt)

Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau. a) Đường bộ (đường ô tô) - Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại. - Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng. - Các tuyến đường chính: + Quốc lộ 1 Dài 2300km bắt đầu từ cửa khẩu hữu nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau). Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kết nối các vùng kinh tế ( trừ Tây Nguyên) và hàu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. + Đường Hồ Chí Minh Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai. Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước. + Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á. b) Đường sắt - Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143km - Các tuyến đường chính: + Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam + Hà Nội - Hải Phòng (102km) + Hà Nội – Lào Cai (293km) + Hà Nội – Thái Nguyên (75km) + Hà Nội - Đồng Đăng (162,5km) + Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy (175km) + Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ đang được nâng cấp và xây dựng đạt chuẩn. c) Ngành vận tải đường biển - Điều kiện phát triển + Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo ven bờ + Nằm trên đường hàng hải quốc tế - Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam (quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh) - Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 12 2018 lúc 6:50

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển giao thông vận tải biển nước ta.

- Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

- Đường bờ biển dài, nhiều vụng biển kín, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng...

- Vùng biển rộng, giáp với vùng biển của nhiều nước.

- Vùng biển ấm quanh năm.

b) Cảng biển có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

- Tạo điều kiện thuận lợi góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta.

- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương.

- Tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, phát triển các khu kinh tế biển.

- Góp phần khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước về biển.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
4 tháng 6 2019 lúc 12:02

Gợi ý làm bài

a) Tình hình phát triển

- Trong những năm qua sản lượng điện của nước ta liên tục tăng với tốc độ nhanh.

Sản lượng điện của nước ta, giai đoạn 2000 - 2007

Năm

2000

2005

2007

Sản lượng (tỉ kWh)

26,7

52,1

64,1

Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng điện của nước ta tăng 37,4 tỉ kWh, gấp 2,4 lần.

Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Điện được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Nhu cầu dùng điện ngày một tăng do sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao.

+ Nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển công nghiệp điện lực:

• Than, dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển các nhà máy nhiệt điện.

• Các hệ thống sông ở nước ta có trữ năng thủy điện lớn.

Vì thế, trong những năm qua nước ta đã xây dựng được nhiều nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn và hệ thông truyền tải điện năng,...

+ Chính sách hỗ trợ phát triển của Nhà nước.

- Cơ cấu sử dụng điện ở nước ta gồm 2 nhóm ngành là nhiệt điện và thủy diện.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ ngành điện bao gồm:

+ Các nhà máy nhiệt điện và thủy điện.

+ Hệ thống đường dây tải điện.

+ Các trạm biến áp.

b) Phân bố

- Ngành công nghiệp điện lực hiện đã phát triển rộng khắp lãnh thổ nước ta.

- Các nhà máy thủy điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy thủy điện đang xây dựng (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Các nhà máy nhiệt điện (dẫn chứng: nêu tên các nhà máy).

- Hệ thống đường dây tải điện: Đường dây 500 KV chạy từ Hòa Bình đến Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh). Đường dây 220 KV nối nhiều nhà máy điện với nhau (dẫn chứng). Chính vì vậy, mạng lưới truyền tải điện xuyên suốt cả nước.

- Các trạm biến áp:

+ Trạm 500 KV đặt ở Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng trên đường dây 500 KV Bắc - Nam.

+ Trạm 220 KV đặt ở nhiều nơi như Việt Trì, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,... trên đường dây 220 KV.

Bình luận (0)